Tết Đoan Ngọ là dịp đặc biệt để gia đình quân quần bên nhau. Hãy cùng Nhà hàng chay Mộc Nhiên tham khảo các món ăn thường có mặt trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ qua bài viết sau nhé.
Tết Đoan Ngọ là gì? Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 5/5 âm lịch trong năm. Tết Đoan Ngọ ở nhiều nơi còn được gọi là tết Đoan Dương hay tết diệt sâu bọ. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa. Tết Đoan Ngọ có nghĩa là bắt đầu vào khí dương đang lúc thịnh nhất.
Ngày tết Đoan Ngọ không chỉ có ở mỗi Việt Nam mà còn có ở các quốc gia Á Đông như Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc,… Đây là ngày lễ đặc biệt dùng để đánh dấu sự tuần hoàn thời tiết trong một năm. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, mùa thu là mùa vụ lớn nhất trong năm. Người dân đang muốn ăn mừng thì sâu bọ lại kéo đến phá hoại mùa màng.
Vào lức người dân đang lo lắng thì có một ông lão tên là Đôi Truân. Ông ấy đã hướng dẫn mọi người lập bàn cúng gồm có bánh tro, trái cây rồi ra trước sân nhà tập thể dục. Sau khi mọi người làm theo thì sâu bọ cũng ngã ra và bị tiêu trừ.
Từ đó, phong tục cúng diệt sâu bọ vào 5/5 được lưu truyền tới tận ngày hôm nay. Cái tên Đoan Ngọ được đặt và giờ cúng là vào lúc giữa trưa, ngay chính Ngọ.
Bên đó, người Việt còn quan niệm còn đây là thời điểm thích hợp để tiêu diệt bệnh tật trong cơ thể. Cơ quan tiêu hóa có nhiều ký sinh trùng gây hại và chỉ ngoi lên vào 5/5. Vì vậy, trong văn hóa người Việt, đây là lúc để tiêu diệt các loại sâu bọ trong cơ thể bằng các loại thức ăn có vị chua và chát.
Các món ăn thường thấy trong mâm cúng tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ là dịp đặc biệt để gia đình sum họp, mâm cúng tết Đoan Ngọ cũng khá phong phú. Những món ăn dưới đây là các món ăn phổ biến. Theo quan niệm người Việt từ xa xưa, những món ăn này có thể giúp tiêu diệt sâu bọ và mang lại may mắn.
Cơm rượu nếp
Cơm rượu là món ăn phổ biến và có mặt trong mâm cúng ở cả ba miền. Vị cay nồng của gạo nếp được cho là sẽ loại bỏ được các loại ký sinh trùng trong cơ thể. Cơm rượu cũng có rất nhiều loại. Nó có thể được nấu từ nếp cẩm, nếp lứt hay nếp cái hoa vàng. Mỗi vùng miền lại có cách ủ khác nhau. Chẳng hạn như ở miền nam cơm rượu có viên tròn, ở miền Bắc hạt nếp rời nhau, miền Trung thì ép thành khối.
Bánh ú nước tro
Bánh ú là món bánh có trong mâm cúng ở miền Nam. Ở miền Bắc cũng có một loại bánh tương tự là bánh gio. Tùy miền mà bánh được gói bằng lá tre hay lá dong. Phần vỏ bánh là nếp dẻo thơm, bên trong có thể là nhân đậu xanh hoặc không nhân để khi ăn chấm cùng mật mía, đường phèn,…
Chè trôi nước
Chè trôi nước là món chè truyền thống và có mặt ở hầu hết các buổi giỗ, lễ ở miền Nam. Đây cũng là món ăn thường có trong mâm cúng tết Đoan Ngọ. Chè trôi nước truyền thống có vỏ màu trắng. Ngày nay màu sắc cũng chè được biến tấu khá đa dạng. Phần nhân đậu hay dừa bên trong có vị ngọt thơm. Chè trôi nước thường được ăn với nước gừng đường và mè, đậu phộng.
Món ăn từ thịt vịt
Những món ngon làm từ vịt như cháo, miến, bún cũng được lựa chọn trở thành món ăn cho mâm cúng. Ở miền Trung, người dân thường cúng các món ăn từ vịt vì vịt có tính hàn nên hợp ăn vào ngày nóng như này. Đây cũng là thời điểm mà thịt vịt vào độ ngon nhất.
Chè kê
Chè kê là là món ăn xuất xứ từ Huế. Chè kê sau khi nấu được múc ăn bằng bánh tráng rất thú vị. Chè kê có độ dẻo thơm từ hạt kê và thơm cay của gừng tươi. Đây cũng là món ăn bổ dưỡng, thanh nhiệt và bổ máu.
Bánh khúc
Bánh khúc là thức quà đặc sản của người dân tộc Nùng. Bánh khúc có mùi đặc trưng từ rau khúc, đậu xanh, nếp và vừng. Những chiếc bánh khúc thơm lừng cũng là món ngon rất hợp ăn vào ngày ngày tết Đoan Ngọ với những người thân yêu.
Trái cây
Mâm cúng ở mọi miền đều không thiếu các loại trái cây. Bởi mùa hè cũng là lúc rất nhiều loại trái cây vào mùa. Cúng trái cây còn mang lại ngụ ý tốt đẹp rằng mùa màng sẽ sinh sôi nảy nở hơn nữa.
Các món chay
Những năm qua, các món ăn chay cũng được nhiều gia đình lựa chọn làm món ăn cúng tết Đoan Ngọ. Những món ăn chay mang ý nghĩa tốt lành trong tôn giáo và cũng tốt cho sức khỏe. Mùa hè là thời điểm nóng nhất trong năm. Những món ăn chay thanh đạm như canh rong biển, miến chay, súp chay,… sẽ là món giải nhiệt vô cùng hữu hiệu.
Trên đây là những món ăn đặc trưng có trong mâm cúng tết Đoan Ngọ từ Nhà hàng chay Mộc Nhiên. Tùy vào sở thích của gia đình mà bạn có thể thay đổi sao cho phù hợp nhất. Bạn cũng có thể tham khảo các món chay trong thực đơn có sẵn của Mộc Nhiên để có nhiều ý tưởng cho mâm cúng của gia đình.
Nhà Hàng Chay Mộc Nhiên
- CN1: 391/4 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
- CN2: 810 Trường Sa, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- CN3: 65 Quang Trung, Phường Xuân Hòa, Long Khánh, Đồng Nai
- CN4: 535 QL13, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0903.981.999
- Email: hethongchaymocnhien@gmail.com