Từ hôm nay dịch vụ hải quan đang tăng giá

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 13/2019/TT-BYT và Thông tư 14/2019/TT-BYT thống nhất giá dịch vụ khám, chữa bệnh giữa các bệnh viện, bao gồm giá khám, chữa bệnh có BHYT và ngoài phạm vi BHYT.

Theo cả hai Thông tư này, từ ngày 20/8/2019, giá dịch vụ y tế của hơn 1.900 dịch vụ y tế sẽ tăng với mức tăng tại tất cả các tuyến bệnh viện từ 2-10% như giá khám bệnh, giường bệnh, xét nghiệm… Việc điều chỉnh giá viện phí này theo mức tăng lương cơ sở mới là 1.490.000 đồng (từ ngày 1/7/2019). Cụ thể, giá khám bệnh bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I: 38.700 đồng (tăng 1.700 đồng); bệnh viện hạng II: 34.500 đồng (tăng 1.500 đồng); bệnh viện hạng III: 30.500 đồng ( tăng 1.500 đồng); bệnh viện hạng IV, trạm y tế xã: 27.500 đồng (tăng 1.500 đồng)

Ngoài ra, hai Thông tư còn quy định tăng giá dịch vụ ngày giường bệnh và giá một số dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm khác… Theo đó, tại bệnh viện hạng đặc biệt, giá giường bệnh là 782.000 đồng/ngày (tăng 29.000 đồng); Đối với bệnh viện hạng I, mức giá dịch vụ ngày giường bệnh tối đa là 705.000 đồng/ngày, bệnh viện hạng II là 602.000 đồng/ngày…

Các dịch vụ khám cấp giấy chứng thương, giám định y khoa, khám sức khỏe toàn diện lao động, lái xe, khám sức khỏe định kỳ (không kể xét nghiệm, X-quang) cũng được điều chỉnh tăng lên 160.000 đồng (mức giá hiện tại là 145.000 đồng); giá khám sức khỏe toàn diện cho người đi xuất khẩu lao động tăng lên 30 nghìn, ở mức 450.000 đồng.

Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết, mức giá điều chỉnh này tác động không lớn đến kinh tế và đến người dân. Tổng cục Thống kê dự kiến việc thực hiện mức giá theo lương cơ sở 1.490.000 đồng sẽ tác động làm tăng CPI tháng 8 khoảng 0,2% đến 0,3%. Bên cạnh đó, việc tăng giá lần này cũng không ảnh hưởng đến khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế (BHYT).

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
messenger-icon
Gọi ngay
Liên hệ trên Zalo
Scroll to Top